Nhổ răng khôn không đau với màng PRF là như thế nào?
Răng khôn (răng số 8) là răng mọc trong cùng của hàm răng, thường mọc ở độ tuổi 17-25 tuổi. Người trưởng thành tối đa có thể mọc đến 4 chiếc răng khôn (2 hàm trên, 2 hàm dưới). Chúng thường mang đến nhiều phiền toái, bởi nỗi đau "thấu trời" hay gây viêm, sưng vùng nướu khi răng mọc ngầm hoặc lệch (đẩy vào răng phía trước).
Việc sau thực hiện nhổ răng khôn vẫn để lại nỗi đau, nên phương pháp màng PRF ra đời với chức năng giảm nỗi đau và tăng thời gian lành thương cho người bệnh. Vậy màng PRF là gì? Đây là phương pháp dùng huyết tương người bệnh đặt vào vị trí phẫu thuật, giúp họ nhanh chóng phục hồi và giảm đau.
Màng PRF đang lấy ra từ ống nghiệm
Ưu và nhược điểm khi nhổ răng khôn với màng PRF
Nhổ răng khôn không đau với màng PRF tuy có ưu điểm là vậy, chúng vẫn có nhược điểm nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Cùng tìm hiểu thêm ở phần tiếp theo.
Ưu điểm
Giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng: Do được lấy từ máu của bệnh nhân, màng PRF giảm nguy cơ đào thải và nhiễm trùng. Ngoài ra PRF còn có đặc tính kháng khuẩn nhẹ, giúp giảm viêm sau phẫu thuật răng khôn.
Tăng tốc độ lành thương: Màng PRF chứa tiểu cầu đến 95%, còn thông thường 6%. Cho thấy thời gian lành thương rút ngắn đến 30% so với không sử dụng.
Giảm đau và sưng sau phẫu thuật: Khả năng đặc biệt của màng PRF giúp giảm phản ứng viêm, đau sau khi nhổ răng khôn. Điều này được kiểm chứng qua nghiên cứu của Hoaglin & Lines (2013) chỉ ra bệnh nhân dùng PRF ít cần sử dụng thuốc giảm đau hơn 35% so với không sử dụng
An toàn, dễ thực hiện: Chúng được lấy từ chính máu của bệnh nhân, không chứa chất chống đông hay hóa chất nhân tạo, giúp giảm nguy cơ phản ứng dị ứng. Dễ thực hiện với quy trình, chỉ cần lấy máu cho vào ống nghiệm và đặt trong máy ly tâm (khoảng 15 phút) đã tạo ra màng PRF.
Màng PRF thúc đẩy lành thương giúp bạn quay lại chế độ ăn uống hằng ngày nhanh chóng
Nhược điểm
Hiệu quả phụ thuộc và tình trạng sức khỏe bệnh nhân: Công dụng của PRF là thúc đẩy quá trình lành thương nhưng vẫn phụ thuộc vào tuổi tác (bệnh nhân lớn tuổi tác dụng sẽ kém hiệu quả hơn), bệnh lý nền (tiểu đường, huyết áp cao, có thể ảnh hưởng đến khả năng hồi phục), chế độ ăn uống và lối sống ( dùng chất kích giảm chất lượng hoạt động của PRF).
Hạn chế thời gian sử dụng: PRF cần dùng ngay sau khi lấy khỏi máy ly tâm vì không thể bảo quản lâu dài và bác sĩ phải có tay nghề cao để chuẩn bị và thực hiện nhanh chóng.
Khó kiểm soát kết quả: Tùy vào cơ địa của người bệnh nên không thể chuẩn đoán thời gian lành thương chính xác.
Hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng màng PRF
Sau khi nhổ răng, việc chăm sóc vô cùng quan trọng giúp vết thương không nhiễm trùng, nhanh lành thương. Xem chi tiết hướng dẫn, truy cập: Cách chăm sóc sau nhổ răng khôn với màng PRF.
Ngậm băng gạc: Sau quá trình nhổ răng khôn không đau với màng PRF, bác sĩ sẽ cho bạn miếng gạc hãy cắn chặt để giảm tình trạng chảy máu. Giữ chúng trong khoảng 30 - 45 phút, nếu vẫn chảy máu thay miếng gạc mới cắn trong 30 phút tiếp theo. Tình trạng vẫn chưa suy giảm hãy liên hệ ngay cho bác sĩ để chữa trị kịp thời.
Chế độ ăn uống:
- Không dùng thức ăn nóng, dai, cứng, cay dễ làm bong cục máu đông tại vị trí nhổ.
- Duy trì độ ẩm cho khoang miệng 1,5 - 2 lít nước.
- Sau 2 - 3 ngày, nhận thấy giảm sưng giảm đau bạn có thể ăn uống lại như bình thường.
Vệ sinh răng miệng: Sau khi nhổ răng 24 giờ đầu tiên, không súc miệng bằng nước giúp tránh rửa trôi PRF. Với ngày 2 dùng nước muối loãng hoặc nước súc miệng không chứa cồn để vệ sinh. Không dùng tăm nước, dùng bàn chải mềm và đánh nhẹ tránh vùng có vết thương.
Nhổ răng khôn không đau với màng PRF, bạn có thể đánh răng nhẹ lại khi cảm thấy nơi nhổ giảm đau nhức
Những trường hợp nhổ răng khôn không đau với màng PR
Nhổ răng khôn là quyết định rất quan trọng bởi biến chứng nó mang lại rất khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Kết hợp cùng màng PRF giúp nhổ răng khôn nhẹ nhàng và nhanh phục hồi hơn.
Răng khôn mọc lệch gây viêm nhiễm, đau nhức kéo dài: Răng khôn mọc lệch đẩy ra phía trước (răng số 7) và gây viêm nhiêm, để lâu ngày dễ tạo nang, làm tiêu xương hàm. PRF hỗ trợ lành thương, giảm đau và nguy nhiễm trùng.
Răng khôn gây tiêu xương hoặc nang quanh răng: Răng khôn mọc bất thường có thể hình nang xương hàm. Nếu không xử lý, nang có thể phát triển lớn,làm tiêu xương, ảnh hưởng đến răng lân cận. Màng PRF giúp tái tạo mô và xương, hạn chế tình trạng tiêu xương sau nhổ răng.
Răng khô gây viêm nhiễm nặng, nhiễm trùng vùng hàm mặt: Trường hợp bị viêm nặng, có mủ, gây sưng đau, có thể dẫn đến viêm mô tế bào hoặc áp xe do răng khôn. Đặt màng PRF giúp kháng viêm tự nhiên, giảm nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ.
Răng khôn mọc vị trí khó, cần tiểu phẫu: Răng khôn mọc sâu, mọc ngang phải can thiệp cắt xương để lấy ra. Thường sau tiểu phẫu gây đau nhức, cho người bệnh khá nhiều. Màng PRF giúp bảo vệ mô nướu, thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng.
Răng khôn mọc ngầm gây đau, nhức có thể dẫn đến viêm cần đến nha khoa nhổ ngay
Câu hỏi thường gặp về nhổ răng khôn không đau với màng PRF
Dưới đây là những câu hỏi được khách hàng đặt ra về nhổ răng khôn không đau với màng PRF.
Tại Sao nhổ răng khôn với Màng PRF lại không đau?
Nhổ răng khôn với màng PRF ít đau vì PRF giúp giảm viêm, kích thích lành thương nhanh và bảo vệ ổ răng. Màng PRF chứa yếu tố tăng trưởng thúc đẩy tái tạo mô, giảm nguy cơ viêm ổ răng và đau sau nhổ. Nghiên cứu cho thấy PRF giúp giảm đau 50-60% và rút ngắn thời gian hồi phục so với nhổ răng thông thường.
Ai nên áp dụng màng PRF khi nhổ răng khôn?
Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về nhổ răng khôn không đau với màng PRF, phù hợp nhất cho các trường hợp sau:
- Người có răng khôn mọc lệch, mọc ngầm.
- Gây viêm nhiễm, sưng tấy hoặc có ổ mủ.
- Bệnh nhân có nền tảng xương yếu, chậm lành thương (người bị tiểu đường, loãng xương, sức đề kháng kém).
- Nhổ răng khôn cần can thiệp tiểu phẫu.
Sau khi nhổ răng khôn với màng PRF có thể ăn uống bình thường không?
Sau khi nhổ răng khôn có màng PRF, bạn có thể ăn uống bình thường nhưng phải chú ý theo quy trình thời gian sau:
- Ngày đầu tiên: Nên ăn đồ mềm, nguội như cháo, súp, sinh tốt,... Tránh thức ăn cay, nóng, dai, cứng.
- Sau 2 - 3 ngày: Có thể dùng cơm mềm, thịt cá xay nhuyễn.
- Sau 1 tuần: Có thể ăn uống bình thường nhưng tránh thức ăn quá cứng, dai hoặc nhai vào vùng nhổ.
- Tránh: Rượu, bia, nước có ga, đồ cay nóng vì có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương.
Vệ sinh răng như thế nào với màng PRF?
Sau khi nhổ răng khôn không đau với màng PRF, bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn sau:
- Ngày đầu tiên: Không súc miệng mạnh, chỉ dùng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng của bác sĩ
- Ngày 2: Đánh răng nhẹ, tránh vùng nhổ, dùng bàn chải mềm và kem đánh răng ít bọt.
- Tránh: dùng tăm nước, dễ gây tổn thương vùng nhổ.
Nhổ răng khôn không đau với màng PRF, không nên đánh răng mạnh và dùng tăm nước sau khi nhổ
So sánh nhổ răng khôn có màng PRF và không khác nhau như thế nào?
Tiêu chí |
Nhổ răng khôn không có màng PRF |
Nhổ răng khôn có màng PRF |
Mức độ đau nhức |
Đau nhiều hơn, kéo dài 3 – 5 ngày |
Giảm đau nhanh, ít sưng, lanh thương nhanh |
Thời gian lành thương |
7 – 14 ngày |
5 – 7 ngày (nhanh hơn 30 -50%) |
Nguy cơ nhiễm trùng |
Dễ viêm nhiễm nếu chăm sóc sai cách |
Giảm viêm nhờ khả năng kháng khuẩn tự nhiên của PRF |
Nguy cơ tiêu xương, khô ổ răng |
Dễ xảy ra, nhất là khi mất cục đông |
Hạn chế tiêu xương, giúp tái tạo mô nướu tốt hơn |
Đối tượng phù hợp |
Người có cơ địa lành thương tốt |
Người có vết thương lớn, nền tảng xương yếu, cần hồi phục nhanh |
Bạn vừa xem qua phương pháp nhổ răng khôn không đau với màng PRF, phương pháp này giúp người bệnh tăng khả năng phục hồi. Hy vọng bài viết trên sẽ giải đáp những thắc mắc hiện tại của bạn tốt nhất. Bạn muốn đặt lịch hẹn Nha Khoa Hồng Minh - Anh Dental, liên hệ ngay!
Thông tin về nha khoa Anh Dental:
- Email: anhdental668@gmail.com
- Website: nhakhoaanhdental.com
- Hotline: 0785.222.668